TWINE – Công cụ tạo câu chuyện/bài giảng tương tác MIỄN PHÍ

Chào Bạn,
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một công cụ thiết kế bài giảng tương tác vừa miễn phí, lại vừa dễ sử dụng có tên là Twine. Công cụ này được cô Cathy Moore, cô Christy Tucker và rất nhiều Learning Designer khác trên thế giới sử dụng.  Ở cuối bài viết này mình có chia sẻ một bài giảng (dạng mini scenario-based learning) mà mình đã thiết kế để làm ví dụ cho việc sử dụng Twine tạo bài giảng tương tác. Mình cũng rất mong được học hỏi thêm từ những kinh nghiệm của các anh chị và các bạn đã dùng Twine.
Nào bây giờ mời bạn tìm hiểu về Twine nhé!

Twine là một công cụ miễn phí hỗ trợ người dùng tạo nên những câu chuyện tương tác* (interactive story) hoặc bài giảng tương tác (interactive courseware). Cha đẻ của Twine là Chris Klimas – Nhà phát triển web, nhà văn và nhà thiết kế trò chơi có trụ sở tại Baltimore. Cộng đồng sử dụng Twine đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng Twine cho các mục đích khác nhau:
1. Learning Designer/Giáo viên/Giảng viên
  • Learning Designer sử dụng Twine để tạo mẫu thử (prototype) cho kịch bản phân cảnh (branching scenarios) khi muốn thiết kế các bài học áp dụng phương pháp học tập dựa trên tình huống (scenario-based learning). Đối với những kịch bản ít phân cảnh hoặc mối liên hệ giữa các cảnh (tình huống) không quá phức tạp thì Learning Designer có thể thiết kế, tạo mẫu trực tiếp bằng các phần mềm như Articulate Storyline hay Captivate. Nhưng nếu kịch bản gồm nhiều tình huống, nhiều cái kết, cần sự kiểm duyệt từ nhiều bên liên quan và việc chỉnh sửa có thể diễn ra rất nhiều lần thì việc sử dụng Twine để viết kịch bản và lên mẫu thử trước khi thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh bằng Articulate Storyline hay Adobe Captivate sẽ giúp Learning Designer tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
  • Ngoài ra, Learning Designer/Giáo viên/ Giảng viên có thể đưa Twine vào bài học/khóa học dưới dạng  hoạt động thực hành sáng tạo nội dung kịch bản, thiết kế trò chơi…
Nếu chưa có điều kiện sử dụng các phần mềm trả phí như Articulate Storyline hay Adobe Captivate thì sản phẩm bài học/câu chuyện tương tác làm từ Twine cũng đã rất tốt để sử dụng vào giảng dạy.
2. Người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp
Nhà văn, biên kịch và thiết kế game cũng sử dụng Twine để kể câu chuyện tương tác của mình, tạo mẫu thử để kiểm tra cấu trúc của câu chuyện và sự liên kết của các tình huống.
  • Một trong những trò chơi phổ biến nhất được làm bằng Twine là The Depression Quest** (2014).
  • Kịch bản của bộ film tương tác đạt giải Emmy của Netflix có tên là “Black Mirror: Bandersnatch” cũng được nhà biên kịch Charlie Brooker sử dụng Twine (cùng các phần mềm khác) để xây dựng.

Ưu điểm của Twine

1. Miễn phí
2. Truy cập và cài đặt dễ dàng
– Bạn có thể sử dụng Twine online: https://twinery.org
– Hoặc Download phiên bản desktop tại 
đây và tiến hành cài đặt chưa tới 5 phút. (Hiện tại mình gặp trục trặc với việc sử dụng bản offline nên chỉ xài online, mình chưa tìm ra nguyên nhân tại sao nữa :D)
Hình 1: Website Twine
3. Giao diện sử dụng đơn giản, thân thiện
Hình 2: Giao diện của Twine
4. Có thể sử dụng nhiều chất liệu để xây dựng câu chuyện như: hình ảnh, âm thanh, video
5. Dễ dàng tạo tệp HTML để đăng trực tuyến, gửi cho người đánh giá hoặc nhúng vào trang web
6. Nguồn tài liệu chia sẻ miễn phí cách sử dụng Twine phong phú
Bạn có thể tham khảo các trang sau để học cách sử dụng Twine:
• Mr Cardona: 
https://www.youtube.com/watch?v=ji5ZpX9QMEk
• DigitalExposureTV : 
https://www.youtube.com/watch?v=iKFZhIHD7Xk
• Dan Cox: 
https://www.youtube.com/watch?v=5yCZaQLb_Kw&list=PLlXuD3kyVEr5tlic4SRe6ZG-R9OyS1T4d

Ví dụ sử dụng Twine tạo bài giảng tương tác

Mình có tạo một bài giảng tương tác bằng Twine chủ đề “Phản hồi mang tính xây dựng”, bạn nhấn vào đây để xem nhé!

Hình 3: Hướng dẫn xem bài giảng trên itch.io

Hình 4: Giao diện sản phẩm Twine

Hình 5: Hình ảnh giao diện thiết kế bài giảng “Phản hồi mang tính xây dựng” trên Twine

Vậy là qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu:
1. Giới thiệu chung về Twine
2. Ưu điểm của Twine
3. Ví dụ ứng dụng Twine tạo bài giảng tương tác
Nếu bạn có những tips hay kinh nghiệm gì về việc sử dụng Twine thì comment dưới post này để chia sẻ cho mình và các bạn khác với nhé. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở một bài viết khác nhé.

Ghi chú:

* Câu chuyện tương tác là câu chuyện mà người đọc sẽ là người chọn hướng phát triển của mạch truyện dựa trên đề xuất của tác giả và những lựa chọn này sẽ quyết định cái kết của nhân vật.

**Depression Quest là một trò chơi viễn tưởng tương tác, trong đó bạn đóng vai một người sống chung với căn bệnh trầm cảm. Bạn được đưa ra một loạt các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày và phải cố gắng quản lý bệnh tật, các mối quan hệ, công việc và khả năng điều trị. Trò chơi này nhằm mục đích cho những người mắc chứng trầm cảm thấy rằng họ không đơn độc trong cảm xúc của mình và để minh họa cho những người có thể không hiểu căn bệnh này và những gì mà nó có thể gây ra tổn thương sâu sắc cho con người.

 

 

Tài liệu tham khảo:

[1] https://chrisklimas.com/

lehuynhhoaibaoth
lehuynhhoaibaoth
Bài viết: 12
viVietnamese